Được xây dựng từ đầu thế kỷ 19, Kinh thành Huế triều Nguyễn được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới UNESCO từ năm 1993 với hàng trăm công trình được xây dựng kỳ công, mang vẻ đẹp cổ kính, đậm dấu ấn văn hóa lịch sử phong kiến. Tổng thể kiến trúc của Kinh Thành Huế không những có giá trị về nghệ thuật trang trí, điêu khắc mà đây còn là hệ thống hoàng cung duy nhất còn lại ở Việt Nam.
Kinh thành Huế được xây dựng từ đầu thế kỉ 19 với khoảng 147 công trình trên tổng diện tích lên đến 520 ha. Đây là chứng nhân cho triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Kinh Thành Huế và các hệ thống cung điện phía trong được xây dựng trên trục đối xứng. Trong đó trục trung tâm là các công trình chỉ dành riêng cho vua. Những công kiến trúc ở 2 bên sẽ được bố trị chặt chẽ theo từng khu vực và tuân theo quy luật “tả nam hữu nữ”, “tả văn hữu võ”. Ngay ở phần bên trong miếu thờ cũng được sắp xếp theo thứ tự bên trái trước, bên phải sau.
Cấu trúc bên trong Kinh thành Huế được chia thành hai khu vực chính là: Hoàng thành và Tử cấm thành. Hai khu vực được gọi chung là Đại Nội Huế. Trong đó, Hoàng thành là khu vực thực hiện các lễ nghi, hoạt động chính trị quan trọng của triều đình và bố trí các điện thờ. Với Tử cấm thành, đây là nơi làm việc, sinh hoạt hàng ngày của vua và thân quyến.
1. Hoàng Thành
Hoành thành là vòng thành thứ hai bên trong Kinh thành Huế với hệ thống cung điện và hơn 100 công trình lớn nhỏ. Khu vực Hoàng thành có 4 cửa ở 4 mặt, trong đó, cửa chính được gọi là Ngọ Môn (nằm ở phía Nam). Dưới đây là một số công trình tiêu biểu thuộc khu vực Hoàng thành:
- Ngọ Môn: là cổng chính dẫn vào Hoàng thành. Đây là nơi tổ chức các buổi lễ Duyệt Binh, lễ Truyền Lô (đọc tên Tiến sĩ tân khoa) và lễ Ban Sóc (lễ ban lịch năm mới).
- Điện Thái Hòa: Cung điện cùng với sân chầu (sân Đại Triều Nghi) là nơi thiết triều và diễn ra các nghi lễ quan trọng của triều đình như: lễ đăng quang, sinh nhật vua, tiếp đón sứ thần,… Ngai vàng của vua được đặt dưới bửu tán phía bên trong Điện Thái Hòa.
- Các Điện Miếu: Khu vực các miếu thờ được bố trí phía trước và dọc hai bên trục của Hoành thành. Đây là nơi thờ tự tổ tiên và các vị vua nhà Nguyễn như:
- Phủ Nội Vụ: Cơ quan chịu trách nhiệm cất giữ tài sản, vật dụng cho vua, hoàng gia và của công như: vàng ngọc châu báu, gấm vóc, tơ lụa, nhạc khí, vật cống tiến,… Nội vụ phủ còn giữ nhiệm vụ sản xuất vật dụng cho vua và nội cung sử dụng.
- Vườn Cơ Hạ – Điện Khâm Văn: Đây là một trong năm vườn thượng uyển bên trong Hoàng thành Huế và là khu vực để các hoàng tử học tập, giải trí.
- Trường Sanh cung, Diên Thọ cung: Khu vực dành cho các Thái hoàng thái hậu (bà nội vua) và Hoàng thái hậu (mẹ vua).
2. Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành nằm phía trong Hoàng thành và là khu vực trong cùng của Kinh thành Huế. Bên trong Tử Cấm Thành được chia thành nhiều khu vực với hàng chục công trình kiến trúc:
- Đại Cung Môn: Cửa chính dẫn vào Tử Cấm Thành
- Điện Càn Thành: Nơi ở của vua
- Cung Khôn Thái: Nơi ở của các Hoàng hậu, Hoàng Quý phi
- Duyệt Thị Đường: Nhà hát biểu diễn các vở tuồng cung đình phục vụ vua, hoàng thân và các quan đại thần, sứ thần,…
- Thượng Thiện: Khu vực nấu ăn cho vua
- Viện Dưỡng Tâm, Thái Bình Lâu: Nơi vua nghỉ ngơi, đọc sách
- Điện Minh Quang: Nơi ở của các hoàng tử
- Điện Trinh Minh: Nơi ở của các phi tần

Mùa nào trong năm cũng là phù hợp để tham quan Kinh Thành Huế. Tuy nhiên thời điểm lý tưởng nhất để đến đây là vào tháng 4 hoặc tháng 6 năm chẵn. Trong khoảng thời gian này tại Huế sẽ diễn ra festival sôi động với nhiều hoat động nghệ thuật đặc sắc như: múa rối nước, ca Huế. Đặc biệt khi du lịch Kinh thành Huế, du khách sẽ cơ hội thưởng thức Nhã nhạc cung đình Huế (tương tự như múa geisha của Nhật Bản).
Để có những trải nghiệm tham quan trọn vẹn nhất, bạn hãy lưu ý một số điều sau khi du lịch Kinh thành Huế:
- Ăn mặc lịch sự: Kinh thành Huế là di tích văn hóa và có giá trị lịch sử lâu đời nên bạn cần lưu ý lựa chọn trang phục lịch sự, tránh mặc váy áo hở hang, phản cảm.
- Tuân thủ nội quy tham quan: Bạn nên tuân thủ đúng nội quy và những quy định tại mỗi điểm tham quan: không sờ vào hiện vật, không ghi hình những nơi không được phép, giữ gìn vệ sinh, tránh làm ồn, không đùa giỡn nơi tôn nghiêm,…
- Tham khảo bản đồ: Đây là kinh nghiệm du lịch Kinh thành Huế được nhiều người chia sẻ. Theo đó, bạn hãy đọc trước bản đồ, xác định cung đường, các điểm tham quan để không mất nhiều thời gian di chuyển.
- Đối với du khách đi tour du lịch Huế: Nên theo sát hướng dẫn viên để tránh bị lạc đường và được nghe thuyết minh về những câu chuyện lịch sử hấp dẫn tại di tích.
Ngoài địa điểm du lịch Kinh thành Huế nổi tiếng, điểm nổi bật rất riêng của Huế là nét đẹp hoài cổ mộng mơ giành cho những du khách muốn tìm sự tĩnh lặng yên bình. Đã đến Huế thì bạn đừng quên ngồi thuyền đi dạo sông Hương để vừa uống trà vừa nghe nhạc và thưởng thức những món ngon đặc sắc từ ẩm thực cung đình và ẩm thực dân gian xứ Huế.